Phần 3. Đánh giá nhu cầu, phân tích mục tiêu

Phần 3. Đánh giá nhu cầu, phân tích mục tiêu

3.1. Khái niệm

Đánh giá nhu cầu là bước đầu tiên trong quá trình xác định dự án, nó giúp hình thành các ý tưởng dự án ban đầu, phân tích sơ bộ để lựa chọn ra loại hình của dự án và các cách làm có thể để tiến hành được. Việc xác định dự án được tiến hành trên cơ sở xác định nhu cầu và xác định ưu tiên.

Ví dụ: Trong hàng loạt các nhu cầu liên quan đến xoá đói giảm nghèo sẽ có một số ưu tiên tập trung vào phụ nữ, trẻ em từ đó lại lựa chọn ra những ưu tiên về y tế, giáo dục, tăng thu nhập phù hợp với ngân sách và yêu cầu của nhà tài trợ.

Khi phân tích tình hình cần đặt câu hỏi: Cần có thông tin gì để có thể hiểu được những đặc điểm của cộng đồng và những hoạt động có liên quan đến dự án.

Để thu nhập được các số liệu chính xác và có hiệu quả chúng ta thường gặp không ít khó khăn, đặc biệt ở các vùng xa, vùng sâu. Đó là tình trạng mù chữ, cản trở về ngôn ngữ, nhưng câu hỏi mang tính riêng tư, thành kiến, nuôi hy vọng cho người bị hỏi, phong tục tập quán. Do đó không có một phương pháp đơn lẻ nào là thích hợp cho việc thu thập thông tin từ mọi người, chúng ta cần áp dụng phương pháp đa dạng, tiến hành đồng đều.

Một số phương pháp đánh giá nhu cầu: Phương pháp quan sát và câu hỏi; Thu thập thông tin Phân tích tình hình; Cho điểm để xét thứ tự ưu tiên; Phát phiếu điều tra người dân; Tổ chức gặp gỡ, thảo luận.

3.2. Một số nguyên tắc:

Khi xác định nhu cầu để chuẩn bị thiết kế dự án, cán bộ phát triển phải tôn trọng bốn nguyên tắc sau:

NÂNG CAO ĐỜI SỐNG

TIẾP CẬN NGUỒN

MỞ RỘNG KIẾN THỨC / NHẬN THỨC

CƠ HỘI THAM GIA

>> Dự án có nâng cao đời sống của cộng đồng hưởng lợi hay không?

>> Dự án có để cộng đồng hưởng lợi tiếp cận các nguồn (tài chính / kỹ thuật) một cách bình đẳng không ?

>> Dự án có mở rộng kiên thức và nâng cao nhận thức của cộng đồng hưởng lợi hay không ?

>> Dự án có tạo cơ hội cho cộng đồng hưởng lợi có cơ hội tham gia vào chu trình dự án hay không ?

Một trong những phương pháp đánh giá nhu cầu được sử dụng rộng rãi là mô hình Cây nhân quả (cây vấn đề). Phương pháp này khai thác được sự tham gia của người dân, giúp họ tự xác định được khó khăn của mình.

Nguyên tắc: Phương pháp sử dụng cây nhân quả dựa trên nguyên tắc nguyên nhân và hệ quả và được tiến hành theo các bước sau đây:

3.3 Tìm hiểu thực trạng:

+ Điểm mạnh:

>>> vị trí địa lý; cơ sở hạ tầng; phong tục tập quán; ngành nghề truyền thống; kinh nghiệm của nhân dân; mối quan hệ làng xã .v.v.

>>> có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ; chính sách ưu tiên của nhà nước .v.v.

+ Điểm yếu:

>>> thiếu nguồn vốn; thiếu kỹ năng; thiếu kinh nghiệm .v.v.

>>> thiên tai; vị trí địa lý hiểm trở; đất đai cằn cỗi .v.v.

Sau khi xác định được các yếu tố trên, cán bộ phát triển sẽ giúp nhân dân tự phân tích vấn đề của họ theo mô hình cây nhân quả:

+ Điểm mạnh:

- tại sao mạnh ?

- làm thế nào để phát huy điểm mạnh ?

- làm thế nào để tranh thủ cơ hội ?

+ Điểm yếu:

- tại sao yếu ?

- làm thế nào để tháo gỡ ?

- làm thế nào để phòng ngừa, hạn chế tối đa ?

3.4 Phân tích nguyên nhân:

Sau khi xây dựng được cây nhân quả ta tiến hành phân tích các nguyên nhân:

- Tại sao ?

- Lý do chủ quan / khách quan ?

- Lý do gián tiếp / trực tiếp ?

- Giải pháp trước mắt ?

- Giải pháp lâu dài ?

- Quan hệ / tác động của nó với nguyên nhân và hệ quả khác ?

3.5. Đánh giá nguồn:

Sau khi trả lời được các câu hỏi trên ta tiến hành đánh giá các nguồn:

- Nội lực:

+ đã có những gì có thể sử dụng và phát huy được ?

+ còn thiếu những gì cần bổ sung ?

- Ngoại lực:

+ nguồn hỗ trợ bên ngoài ?

+ cần kêu gọi hỗ trợ gì, ở đâu ?

Việc phân tích cây nhân quả sẽ giúp cán bộ phát triển xác định được nguyên nhân chính dẫn đến các khó khăn của địa phương, tạo tiền đề cho việc xây dựng chiến lược phát triển và kêu gọi viên trợ phát triển, từ đó thiết kế từng dự án cụ thể theo mức độ và lĩnh vực ưu tiên.

3.6. Giới thiệu phương pháp đánh giá nông thôn PRA:

3.6.1. Khái niệm, Mục đích và Đối tượng:

Đánh giá nhanh hay đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Rapid/Rural Appraisal PRA) là một phương pháp đánh giá nhu cầu ở cộng đồng có sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan. PRA sử dụng đồng thời nhiều kỹ thuật khác nhau trong một thời gian khá ngắn (thông thường từ một đến ba tuần cho một thôn, xã hay cụm xã) nhằm xác định những nhu cầu cấp bách nhất cho cộng đồng địa phương dựa trên chính ý kiến của người dân và cộng đồng địa phương đó.

Đối tượng tham gia đánh giá thông thường bao gồm đại diện của tổ chức tài trợ (tổ chức phi chính phủ), chuyên gia đánh giá độc lập, đại diện chính quyền, đoàn thể hoặc nhân dân địa phương. Đối tượng tham vấn thường là các cấp chính quyền, nhân dân và tổ chức quần chúng, đoàn thể địa phương.

3.6.2. Phương pháp kỹ thuật:

Để thực hiện PRA, các tổ chức hiện nay thường dùng những phương pháp, kỹ thuật cơ bản sau:

+ Quan sát thực địa: Các thành viên nhóm đánh giá thực hiện quan sát tình hình dân sinh, xã hội, sản xuất, đời sống ở địa phương được đánh giá để bổ sung cho nhận xét, phân tích tổng thể.

+ Sử dụng biểu đồ: Các hình thức biểu đồ không gian, thời gian, quan hệ, thể chế... được sử dụng nhằm phác hoạ tình hình thực tế (ví dụ: Biểu đồ thời gian là bảng thời gian biểu của các hoạt động như hoạt động / làm việc mỗi các nhân, hộ gia đình; bảng biểu thời vụ mô tả thời gian gieo trồng, thu hoạch các loại cây...; biểu đồ thể chế mô tả cơ cấu tổ chức của một tổ chức, mô tả quá trình ra quyết định...).

+ Phỏng vấn trực tiếp: Gặp gỡ phỏng vấn những người có liên quan ở địa phương. Hai hình thức thường thấy là phỏng vấn theo cấu trúc (hỏi đáp theo một mẫu câu hỏi đã định trước, không phát triển thêm ý), và phỏng vấn bán cấu trúc (hỏi theo cấu trúc câu hỏi thiết kế từ trước, song phát triển câu hỏi hoặc chủ đề tuỳ theo trả lời của người được phỏng vấn).

+ Thảo luận nhóm: Những buổi thảo luận chung với từng nhóm (như phụ nữ, nam giới, hộ gia đình hay nhóm đối tượng khác) thường được tổ chức nhằm bàn bạc những vấn đề chung như nguồn lực, cơ hội, khó khăn tồn tại, giải pháp... Mục tiêu của thảo luận nhóm là tìm hiểu ý kiến, quan điểm và tranh luận cởi mở, tạo cơ sở thống nhất chung trong cộng đồng.

3.6.3. Phân tích và sử dụng kết quả đánh giá:

Những thông tin thu được từ đánh giá thực địa sẽ tổng hợp, phân tích tổng thể và kết quả là báo cáo tình hình ở địa phương, nhấn mạnh những khó khăn tồn tại và giải pháp. Báo cáo này cũng thường đưa ra những khuyến nghị cụ thể đối với các tổ chức tài trợ.

image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0