Kết quả dự án “Tăng cường các quyền sức khỏe sinh sản và quyền tình dục và kỹ năng sống cho trẻ em sống trong các gia đình có vấn đề xã hội của thành phố Hải Phòng” đã đạt được trong năm 2022

Kết quả dự án “Tăng cường các quyền sức khỏe sinh sản  quyền tình dục  kỹ năng sống cho trẻ em sống trong các gia đình  vấn đề  hội của thành phố Hải Phòng” đã đạt được trong năm 2022

Dự án Tăng cường các quyền sức khỏe sinh sản  quyền tình dục  kỹ năng sống cho trẻ em sống trong các gia đình  vấn đề  hội của thành phố Hải Phòng do Tổ chức Adoptionscentrum tại Việt nam (ACS) tài trợ cho Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố từ năm 2017 - 2022

Tổ chức ACS là tổ chức phi chính phủ có trụ sở chính tại Adoptionscentrum, box 30073, S-104 25 Stockholm, Thụy Điển được thành lập năm 1969 với mục đích hỗ trợ việc nhận con nuôi quốc tếbảo vệ quyền lợi của cha mẹ nuôi  con nuôingăn chặn việc trẻ em bị bỏ rơimang lại cho trẻ em  hội được lớn lên trong một gia đìnhBên canh việc cho nhận con nuôiACcũng triển khai nhiều hoạt động nhân đạo  phát triển nhằm bảo vệ quyền trẻ embình đẳng giới  phòng chống HIV/AIDS

Đến năm 2022, dự án đã đạt được những kết quả mong đợi, cụ thể:

Năng lực kỹ thuật của Hội Phụ nữ được nâng cao thông qua các buổi phỏng vấn trong đánh giá giữa kỳcuối kỳ các bên được hỏi đều đã ghi nhận sự cải thiện trong năng lực cua Hội Phụ nữ, đặc biệt trong việc hỗ trợ người nuôi dưỡng trẻ hiểu và hiện thực hoá các quyền của trẻ. Các kỹ năng như truyền thông, thúc đẩy, phân tích vấn đề và đào tạo đều được các bên ghi nhận là rất hữu ích và có hiệu quả, giúp đối tượng đích của dự án. Bản thân cán bộ của Hội Phụ nữ ở ba cấp cũng ghi nhận sự trưởng thành trong năng lực của họ, là kết quả của các hoạt động tập huấn kỹ và từ việc áp dụng, thực hiện các hoạt động. Các thay đổi trên được đánh giá là có tác động tích cực, giúp cho Hội Phụ nữ thực hiện nhiệm vụ của Hội. Chính sách bảo vệ trẻ em được ban hành và áp dụng trong hệ thống Hội. Chúng tôi biết cách hỗ trợ trẻ và những người nuôi dưỡng tự chia sẻ những vấn đề của mình. Cần có nhiều lần nói chuyện và kiên trì nhưng dần dần thì trẻ cũng đã tự tin trong các Câu lạc bộ. Những người nuôi dưỡng cũng cởi mở hơn trong chia sẻ. Nhờ những kiến thức về quyền của trẻ và các kỹ năng thiết thực như lắng nghe, tư duy tích cực, chúng tôi đã thấy có sự thay đổi trong nhóm đối tượng đích”.

Nhóm người chăm sóc trẻ đã có sự thay đổi trong nhận thức về quyền của trẻ em:  thực hành hướng dẫn con cháu mình chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống xâm hại; lên tiếng để đòi quyền cho con cháu mình. Họ khẳng định thông qua tập huấn, các sự kiện truyền thông cộng đồng và đối thoại chính sách, diễn đàn đã giúp họ có thêm kiến thức về quyền trẻ em, sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính cho trẻ, những chính sách liên quan đến trẻ, tự tin hơn có cơ hội để tiếp cận với chính quyền yêu cầu nhà chức trách thực hiện quyền của trẻ, kết nối với Hội phụ nữ để được hỗ trợ. Các thông tin từ trẻ cũng khẳng định những người nuôi dưỡng có sự thay đổi từ khi tham gia dự án. Bản thân những người nuôi dưỡng đã ghi nhận rằng họ đã áp dụng các kiến thức trong nuôi dạy trẻ, đặc biệt là cách hướng dẫn trẻ về sức khoẻ sinh sản, vệ sinh cá nhân, kỷ luật tích cực và cách thức phòng tránh xâm hại. “Nhờ tham gia các hoạt động của dự án tôi đã hay trò chuyện với cháu hơn, biết cách hướng dẫn cháu cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, dạy cháu phòng tránh nguy cơ xâm hại. Tôi cũng biết cách làm thêm giá đỗ để bán, mở rộng thêm mặt hàng kinh doanh khác, biết cách tính toán chi tiêu để tiết kiệm và tăng thêm thu nhập cho gia đình.

- Nhóm trẻ đích đã có sự thay đổi vể nhận thứckiến thức và hành vi sau khi tham gia các hoạt động của dự án. Các thay đổi về hành vi, thông qua các biểu hiện “nói không với bạo lực tình dục”, “nói không với các gợi ý tình dục”, “không có các quan hệ tình dục sớm” và “biết tìm kiếm hỗ trợ nếu có thai ngoài ý muốn”. Các em đã thực hiện các thói quen mới liên quan đến kỹ năng sống và kỹ năng thể hiện bản thân mình, tâm thế của các em đã được nâng cao hơn như: tự tin hơn trong giao tiếp với bạn bè và thầy cô ở trường, biết tìm các hỗ trợ khi gặp khó khăn các em có kế hoạch cho tương lai, thực hành kỹ năng tư duy tích cực. Các trẻ đều đánh giá Câu lạc bộ, các khóa tập huấn của dự án là một diễn đàn hiệu quả, giúp các em học về các kỹ năng sống thực tế và có các thói quen thực hành hữu ích trong bảo vệ bản thân, giúp các em có cơ hội hơn trong việc thể hiện các khả năng lãnh đạo và trở thành các công dân tích cực trong cộng đồng. Nhiều em đã bộc lộ tính lãnh đạo và năng lực của mình thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ. Tất cả các trẻ em được phỏng vấn đều nói rằng các em có chia sẻ những điều đã học được từ Câu lạc bộ đến các bạn của mình hoặc đến các thành viên khác trong gia đình. Các em đã tự tin trong việc chia sẻ các quan tâm, đề xuất nhu cầu của mình với người lớn và các ban ngành thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ và các diễn đàn, đối thoại chính sách, giúp trẻ thành các công dân tích cực. 

Một số hình ảnh hoạt động của dự án



Nguyễn Linh Phương 

 

image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0