Hiệu quả Dự án bảo vệ trẻ em thuộc Chương trình Vùng Quận Ngô Quyền do Tầm nhìn thế giới tài trợ

Hiệu quả Dự án bảo vệ trẻ em thuộc Chương trình Vùng Quận Ngô Quyền do Tầm nhìn thế giới tài trợ

Dự án Bảo vệ trẻ em thuộc “Chương trình vùng Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng” giai đoạn 3 do Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tài trợ, với tổng kinh phí dành cho dự án này là 74.250 USD tương đương với 1.782.000.000 VNĐ. Trong năm 2022, mặc dù  dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn xã hội nhưng Chương trình vùng Quận Ngô Quyền đã nỗ lực thực hiện nhiều hoạt động giúp cải thiện năng lực tự bảo vệ bản thân cho trẻ em khỏi bóc lột, xâm hại & tai nạn thương tích”. Các hoạt động triển khai dự án được thực hiện đồng bộ và đạt hiệu quả tích cực:

17 Sáng kiến do trẻ khởi xướng được thực hiện với các chủ đề đa dạng, phong phú như Tìm hiểu luật an ninh mạng – THCS Lý Tự Trọng, Phòng chống xâm hại trẻ em – TH Kim Đồng; Phòng chống tai nạn thương tích – TH Trần Quốc Toản, TH Nguyễn Trãi, TH Thái Phiên, CLB phường Máy Chai, THCS Đà Nẵng; Thư viện thân thiện – TH Đằng Giang; Phòng chống Covid-19 – THCS An Đà;  phòng chống bạo lực trẻ em trong gia đình – CLB phường Lạc Viên; Vẽ tranh tường truyền thông quyền trẻ em – CLB xóm Trung – Đằng Giang; Chấm dứt bạo lực học đường - CLB Nụ Cười; Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng - CLB phường Đông Khê. Ngoài việc trang bị cho các em có thêm các kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân, các sáng kiến đã giúp tăng cường nâng cao các kỹ năng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ thông qua việc khởi xướng ý tưởng, khảo sát, thiết kế, thực hiện và đánh giá, báo cáo sáng kiến.

 

Hình ảnh Sáng kiến lớp học vui

30 khóa tập huấn về chủ đề phòng chống bạo lực & xâm hại trẻ em được tổ chức với sự tham gia của 888 trẻ giúp trang bị kiến thức và nâng cao kĩ năng tự bảo vệ bản thân khỏi bạo lực & xâm hại. Thông qua khóa tập huấn, các trẻ em nòng cốt đã được trao quyền chủ động điều hành & tập huấn, giúp các em nâng cao sự tự tin, khả năng thuyết trình đồng thời cũng thu hút sự tham gia của trẻ em trong cộng đồng. 28 cuộc truyền thông với 1,400 trẻ tham gia với nội dung bảo vệ trẻ em được lồng ghép với hoạt động vui tết trung thu do ban phát triển cộng đồng tổ chức.

01 trại hè được tổ chức với sự tham gia của 40 trẻ nòng cốt trong 19 câu lạc bộ. Thông qua các hoạt động của trại hè, trẻ nòng cốt được trang bị những kỹ năng cần thiết trong hoạt động điều hành câu lạc bộ, trang bị những kỹ năng mềm giúp các em tự tin và sáng tạo trong tổ chức và duy trì sinh hoạt câu lạc bộ tại địa phương. Trại hè cũng lồng ghép đào tạo và hướng dẫn em các kỹ năng an toàn toàn dưới nước, giảm thiểu nguy cơ đuối nước.

 

Buổi truyền thông tại CLB phường Cầu Tre

18/19 CLB trẻ em duy trì cuộc sinh hoạt đều đặn với sự tham gia của 644 trẻ về các chủ đề thiết thực, phù hợp với bối cảnh như phòng chống dịch bệnh COVID-19, phòng chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng trong bối cảnh COVID, phòng chống tai nạn thương tích. 09 Sự kiện thực hành KNS tại trường học với các chủ đề như “Phòng chống xâm hại trẻ em” – Trường TH Nguyễn Trãi; TH Trần Quốc Toản; Phòng chống tai nạn đuối nước & bắt cóc” – TH Nguyễn Trãi, “phòng chống xâm hại trẻ em” -  THCS An Đà, THCS Đà Nẵng, “phòng chống Covid-19” -  TH Đằng Giang; Bảo vệ môi trường - TH Thái Phiên, THCS Lý Tự Trọng; Phòng chống đuối nước - TH Kim Đồng và “Bảo vệ trẻ em, phòng chống tội phạm và ma túy” tại trường THCS Lạc Viên. Giúp trang bị, củng cố các kiến thức & kĩ năng để các em có thể tự bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ bị bóc lột, xâm hại & tai nạn thương tích đặc biệt là trong bối cảnh COVID -19, các nguy cơ này càng được gia tăng.

Trong năm tài chính 2022, 01 sự kiện vận động chính sách cấp cơ sở được thực hiện tại phường Đằng Giang với nội dung phòng chống bạo lực trẻ em. Sự kiện được tổ chức với hơn 40 trẻ đại diện, dễ bị tổn thương nhất, đại diện của các ban ngành đoàn thể và cộng đồng. Sự kiện Thúc đẩy việc thực thi hiệu quả các chính sách an sinh trẻ em tại địa phương đồng thời tằng cường tiếng nói của người dân/ trẻ em trong cộng đồng và giúp các đối tượng MVC (trẻ dễ bị tổn thương nhất) trong cộng đồng được quan tâm và can thiệp một cách bền vững.

Bên cạnh việc nâng cao năng lực bảo vệ bản thân cho trẻ, chương trình vùng cũng quan tâm & đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng “Tăng cường năng lực của mạng lưới bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng (CPC) và gia đình trẻ để bảo vệ trẻ em khỏi lạm dụng, bóc lột và tai nạn thương tích”. 30 cộng tác viên thuộc mạng lưới bảo vệ trẻ em tại 6 phường đã được tham gia khóa tập huấn về kĩ năng vãng gia và sơ cứu sức khỏe tâm thần. Khóa tập huấn giúp nâng cao vai trò của cộng tác viên, cán bộ vãng gia trong việc thực hiện vãng gia trẻ MVC, VC và gia đình. Đồng thời giúp CTV nắm được quy trình thực hiện vãng gia, các kiến thức & kĩ năng của cán bộ, cộng tác viên vãng gia trong can thiệp cho trẻ, đặc biệt là các trẻ MVC và VC, có các vấn đề hoặc dấu hiệu về bảo vệ trẻ em/ người chăm sóc trẻ và có vấn đề về sức khỏe tâm thần; Các kỹ năng tham vấn tâm lý cơ bản bao gồm kỹ năng tìm hiểu thông tin và xác định tình trạng sức khỏe tâm thần, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng xác định vấn đề và thực hành sơ cứu cảm xúc. Nhờ đó 390 MVC tại 6 phường đã được can thiệp vãng gia cải thiện an sinh trẻ em trong năm 2022.  

Cùng với đó 34 cuộc truyền thông cho phụ huynh/người chăm sóc trẻ về các chủ đề phòng chống bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình đã được 26 Ban PTCD tại các phường tổ chức dưới nhiều hình thức đã giúp nâng cao nhận thức cho phụ huynh về phương pháp nuôi dạy trẻ tích cực, hạn chế việc sử dụng đòn roi và các hình thức bạo lực để giáo dục trẻ. Hoạt động đã thu hút sự tham gia của 977 lượt phụ huynh thuộc 6 phường.

Trong năm tài chính 2022, 06 cuộc tập huấn về mô hình gia đình toàn mỹ đã được thực hiện với 120 phụ huynh của trẻ bảo trợ và MVC tham gia. Sau tập huấn đã thành lập 06 nhóm cha mẹ nòng cốt với nhiệm vụ hỗ trợ các thành viên đã tham gia tập huấn áp dụng các kiến thức được tập huấn vào việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Nhằm cải thiện mối quan hệ của trẻ và cha mẹ cũng như người chăm sóc, 01 cuộc thi với tiêu đề “Thay đổi để yêu thương” đã được tổ chức thu hút 120 bài dự thi từ 12 phường trên địa bàn quận Ngô Quyền tổ chức. Cuộc thi đã tạo cơ hội cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ và con cái có cơ hội được gần gũi và cùng nhau trải nghiệm các hoạt động khác nhau.

Ngoài việc trang bị kiến thức, kĩ năng cho trẻ & phụ huynh về bảo vệ trẻ em, việc “cải thiện & thực hiện tốt các chính sách bảo vệ trẻ em, và phòng chống tai nạn thương tích trẻ em” cũng được chú trọng thực hiện.

Chính sách bảo vệ trẻ em trong trường học cũng đang tiếp tục được triển khai, thực hiện hiệu quả thông qua mô hình “Tổ tư vấn tâm lý học đường” tại các trường THCS theo “Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông”. 01 khóa “Tập huấn kỹ năng tư vấn tâm lý cho giáo viên phụ trách phòng tư vấn học đường” được tổ chức đã cung cấp cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng về đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh gặp thử thách tâm lý, tình cảm trong quá trình học tập và phát triển; Hiểu được vai trò, trách nhiệm của giáo viên tham vấn trong trường học và tầm quan trọng của công tác tư vấn học đường, các nguyên tắc và quy tắc ứng xử trong việc tư vấn trong trường học và thực hành các kỹ năng tư vấn cơ bản trong trường học. Nhờ đó tất cả các trường TH & THCS trên địa bàn quận đã tiếp tục từng bước thực hiện hiệu quả mô hình “Tổ tư vấn tâm lý học đường” nhằm giúp hỗ trợ tâm lý tốt cho học sinh đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19, hạn chế tình trạng bạo lực học đường./.

Sở Ngoại vụ Hải Phòng

 

image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0