Hướng dẫn mới về miễn thuế thu nhập cá nhân cho chuyên gia nước ngoài làm việc cho TCPCPNN
Ngày 28 tháng 06 năm 2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 96/2016/TT-BTC để hướng dẫn hồ sơ, thủ tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, thay cho thông tư số 55/2007/TT-BTC.
Hướng dẫn mới về miễn thuế thu nhập cá nhân cho chuyên gia nước ngoài làm việc cho TCPCPNN
Ngày 28 tháng 06 năm 2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 96/2016/TT-BTC để hướng dẫn hồ sơ, thủ tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, thay cho thông tư số 55/2007/TT-BTC.
Thông tư số 96/2016/TT-BTC được ban hành sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 06/2016/QĐ-TTg ngày 22/02/2016 về việc miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

Đây là một thông tư được đánh giá là có nhiều điểm mới với những hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, giấy tờ gắn với các mốc thời hạn nộp, xét duyệt cụ thể nhằm tạo điều kiện để thủ tục miễn thuế cho các chuyên gia nước ngoài được tiến hành thuận lợi hơn.


Điểm nhấn đáng kể đầu tiên đó là việc phân công trách nhiệm của cơ quan chủ quản hoặc chủ khoản viện trợ đối với hồ sơ miễn thuế. Nếu như trước đây, chuyên gia các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) phải tự xuất trình đến Cục thuế bộ hồ sơ xin miễn thuế thì nay việc này được giao cho cơ quan chủ quản hoặc chủ khoản viện trợ PCPNN.

Một điểm mới khác của thông tư này là các loại hồ sơ giấy tờ được quy định cụ thể. Bộ hồ sơ miễn thuế bao gồm giấy “Xác nhận Chuyên gia nước ngoài và đề nghị miễn thuế thu nhập cá nhân” và các giấy tờ khác gồm: bản sao Quyết định phê duyệt chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; bản sao Văn kiện chương trình, dự án được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt; bản sao hợp đồng ký giữa Chuyên gia nước ngoài với Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài hoặc với Cơ quan chủ quản hoặc với Chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài. Như vậy bộ hồ sơ miễn thuế hiện nay đã lược bỏ công văn xin được miễn thuế của TCPCPNN. Bên cạnh đó, nếu như bộ hồ sơ trước đây chỉ yêu cầu:“các tài liệu liên quan đến thu nhập được miễn thuế của chuyên gia nước ngoài” thì giờ đây từng loại giấy tờ, văn bản được chỉ ra cụ thể trong hướng dẫn mới.

Các quy định về thời gian, thời hạn cũng là những bổ sung cần thiết trong thông tư này. Đầu tiên, việc tập hợp hồ sơ và gửi đến Cục thuế phải được các cơ quan chủ quản hoặc chủ khoản viện trợ thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày hợp đồng của chuyên gia nước ngoài chính thức có hiệu lực. Tiếp đó, cơ quan thuế được quy định phải trả lời bằng văn bản trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Văn bản trả lời của cơ quan thuế bên cạnh mẫu “Xác nhận miễn thuế” còn có thêm mẫu “Thông báo không đủ điều kiện miễn thuế” – 1 điểm khác so với thông tư cũ vốn không có mẫu trả lời từ chối.

Nhìn chung, thông tư 96/2016/TT-BTC ra đời đã có những thay đổi mới tích cực. Với việc trách nhiệm tập hợp hồ sơ được chuyển giao từ các TCPCPNN sang các cơ quan Việt Nam vốn quen thuộc hơn với hệ thống thủ tục hành chính Việt Nam, quy trình miễn thuế cho chuyên gia nước ngoài được đánh giá là có thể trở nên đơn giản hơn. Việc bộ hồ sơ được quy định rõ ràng, cụ thể cũng giúp cho việc tập hợp và hoàn thiện hồ sơ miễn thuế thuận lợi và nhanh chóng. Cuối cùng, toàn bộ quy trình với các công đoạn được gắn với mốc thời gian, thời hạn cụ thể, rõ ràng giúp tiết kiệm thời gian, tránh việc chờ đợi và phân rõ trách nhiệm giữa các bên.

Có thể nói, các chuyên gia nước ngoài đóng vai trò tích cực cho sự thành công của các chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài vốn có hỗ trợ, đóng góp không nhỏ cho công cuộc phát triển của Việt Nam trong những năm qua. Chính sách miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài của Việt Nam là một hình thức khuyến khích và ghi nhận những đóng góp của họ. Việc thông tư 96/2016/TT-BTC ra đời là một trong những bước tiến trong việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy đối với viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0