Dự án “Thành phố Hải Phòng tăng cường năng lực phòng chống biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai” nỗ lực đóng góp vào công tác phòng chống thiên tai tại Hải Phòng

Biến đổi khí hậu đang là thách thức đặt ra cho sự phát triển của một quốc gia, một thành phố. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại.

Dự án “Thành phố Hải Phòng tăng cường năng lực

phòng chống biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai” nỗ lực đóng góp

vào công tác phòng chống thiên tai tại Hải Phòng

Dự án“Thành phố Hải Phòng tăng cường năng lực phòng chống biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai” (HRCD): Cơ sở hình thành dự án

Biến đổi khí hậu đang là thách thức đặt ra cho sự phát triển của một quốc gia, một thành phố. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại.

Hải Phòng là một trong những thành phố bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nặng nề nhất trên thế giới và tại Việt Nam. Theo xếp hạng những thành phố gần bờ biển nằm trong nguy cơ lũ lụt của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Hải Phòng xếp thứ 10 trên thế giới tính đến những năm 2070 về số lượng người dân nằm trong nguy cơ này. Những tác động chủ yếu của biến đổi khí hậu tại Hải Phòng là mực nước biển dâng cao, thiên tai tăng thêm, và những hiện tượng thời tiết tiêu cực cùng với nhiệt độ tăng cao. Khu vực ngành nghề chịu ảnh hưởng nhiều nhất là nông nghiệp và ngư nghiệp.

Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Sở Ngoại vụ và các sở, ban ngành liên quan đã tích cực vận động các tổ chức quốc tế, các tổ chức PCPNN có các chương trình, dự án về phòng chống biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Từ năm 2014, Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam đã phối hợp với Sở Ngoại vụ, UBND các quận/huyện: Ngô Quyền, Tiên Lãng, Cát Hải và các sở, ban, ngành liên quan tiến hành triển khai dự án HRCD do Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Úc hỗ trợ kinh phí thông qua tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam với tổng giá trị tài trợ là: 2.089.967 đô la Mỹ, triển khai trong 3 năm (2014-2017).

Mục tiêu chung của dự án HRCD là “tăng cường khả năng ứng phó tại cộng đồng của người dân địa phương tại Thành phố Hải Phòng, đối tượng dễ bị tổn thương trước những ảnh hưởng của rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu”. Dự án tập trung vào việc xây dựng khả năng ứng phó của cộng đồng địa phương đối với Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT) và Ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) trong 8 xã được lựa chọn trong 3 quận/huyện: Ngô Quyền, Cát Hải, Tiên Lãng.

2 hợp phần của dự án HRCD

Hợp phần 1: Xây dựng Mô hình hợp tác công tư (PPP) trong công tác GNRRTT-TƯBĐKH.

Đầu ra 1.1. Nâng cao nhận thức và hỗ trợ áp dụng thực hành GNRRTT-TƯBĐKH tốt nhất trong các đơn vị kinh doanh trong khu vực các quận huyện mục tiêu Ngô Quyền, Tiên Lãng, và Cát Hải

Đầu ra 1.2. Hỗ trợ việc thực thi chính sách nhà nước về mô hình Hợp tác công tư (PPP) trong GNRRTT-TƯBĐKH

Đầu ra 1.3. Thúc đẩy trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam

Hợp phần 2: Thúc đẩy GNRRTT-TƯBĐKH dựa vào cộng đồng.

Đầu ra 2.1. Thúc đẩy công tác GNRRTT-TƯBĐKH tập trung vào trẻ em.

Đầu ra 2.2. Thúc đẩy lồng ghép GNRRTT-TƯBĐKH trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Đầu ra 2.3. Xây dựng năng lực chuẩn bị và ứng phó cho cộng đồng địa phương

Đầu ra 2.4. Giới thiệu và hỗ trợ trong việc thực hiện các phương án sinh kế thay thế bền vững

Những thành quả đã đạt được từ việc triển khai dự án

Hợp phần 1: Xây dựng Mô hình hợp tác công tư (PPP) trong công tác GNRRTT-TƯBĐKH

Đối với hợp phần 1, dự án đã góp phần nâng cao nhận thức và hỗ trợ cho việc áp dụng các thực hành tốt về GNRRTT và TƯBĐKH cho doanh nghiệp Việt Nam; 552 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã được nâng cao nhận thức so với 260 doanh nghiệp theo mục tiêu ban đầu dự án đặt ra. Dự án đã đào tạo được đội ngũ giảng viên nguồn cho doanh nghiệp thông qua các lớp tập huấn nâng cao kiến thức lập kế hoạch phòng chống thiên tai, sản xuất kinh doanh liên tục.

Dự án cũng đã hỗ trợ cho việc thực thi các chính sách quốc gia về đối tác công tư. Điều này được thể hiện thông qua 843 doanh nghiệp đã được giới thiệu các văn bản pháp luật, chính sách liên quan như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng tránh thiên tai, Đề án 1002; 03 nhóm doanh nghiệp nòng cốt được thành lập trên tổng số 40 doanh nghiệp tham gia dự án. Việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp cũng là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của dự án HRCD, đã có 118 doanh nghiệp trên tổng số 120 doanh nghiệp trên toàn thành phố có cam kết rõ ràng về trách nhiệm xã hội đối với công tác GNRRTT và TUBĐKH. Ngoài ra, trong 03 năm triển khai dự án, tổng số 20 sáng kiến đã được doanh nghiệp phối hợp với dự án triển khai với các lĩnh vực về phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải hiệu ứng nhà kính…

Tập huấn lập kế hoạch Quản lý rủi ro thiên tai cho doanh nghiệp huyện Tiên Lãng

Hội thảo chia sẻ về Hợp tác công tư được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm xây dựng quan hệ hợp tác công tư trong GNRRTT, TUBDKH cũng như triển khai các sáng kiến tại doanh nghiệp

Góp phần thành công không nhỏ trong việc xây dựng mô hình hợp tác công tư PPP trong công tác GNRRTT-TƯBĐKH là sự tham gia, chỉ đạo từ UBND các quận/huyện: Ngô Quyền, Cát Hải, Tiên Lãng; các cơ quan quản lý nhà nước như: Trung tâm tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn (Sở Công Thương), Liên đoàn Lao động thành phố, Chi cục Bảo vệ môi trường,…  

Hợp phần 2: Thúc đẩy GNRRTT- TƯBĐKH dựa vào cộng đồng

Đối với hợp phần 2, dự án HRCD đặt ra 04 kết quả đầu ra bao gồm: thúc đẩy các hoạt động GNRRTT-TƯBĐKH tập trung vào trẻ em, thúc đẩy việc lồng ghép GNRRTT-TƯBĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, xây dựng năng lực phòng ngừa và ứng phó cho các cộng đồng địa phương, giới thiệu và hỗ trợ trong việc thực hiện các lựa chọn sinh kế bền vững; tập trung vào 02 đối tượng chính là trẻ em trong trường học và cộng đồng địa phương.

Dự án đã góp phần quan trọng giúp nâng cao năng lực phòng chống thiên tai của nhà trường, giáo viên và học sinh thông qua việc kiến thức, nhận thức và thực hành kỹ năng GNRRTT và BDKH của nhà trường, giáo viên và học sinh đã tăng rõ rệt. Công tác giáo dục, truyền thông cho học sinh về GNRRTT và BĐKH tại nhà trường có nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, thiết thực đối với học sinh.Trong đó,1314 (72%) số lượt giáo viên được tập huấn từ 2014-2017 về kiến thức và kỹ năng GNRRTT và BDKH do dự án hỗ trợ như tập huấn về ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, lồng ghép nội dung GNRRT và BDKH trong các môn học, kỹ năng sơ cấp cứu, phòng cháy chữa cháy, thiết kế bài giảng điện tử tiết học ngoại khóa về GNRRTT và BDKH…; 28,155 lượt học sinh (96%) được tham gia các sự kiện truyền thông về GNRRTT và BDKH tại nhà trường trong 3 năm dự án hỗ trợ.

Mô hình sinh hoạt Câu lạc bộ cho trẻ tại huyện Cát Hải

Bên cạnh đó, đối với cộng đồng địa phương, dự án HRCD cũng đã góp phần nâng cao năng lực PCTT và TƯBĐKH của người dân, đội xung kích tại các phường, xã, thôn thông qua các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức tại cộng đồng do cấp thành phố như: Đài Phát thanh –Truyền hình Hải Phòng, Sở Ngoại vụ, Hội liên hiệp phụ nữ thành phố, Hội chữ thập đỏ thành phố… và các ban ngành đoàn thể cấp quận/huyện, các ban quản lý dự án cấp phường/xã thực hiện. Việc lực chọn sinh kế bền vững tại địa phương nhằm TƯBĐKH đã được thực hiện với tổng số 452 hộ gia đình, hàng nghìn hộ đã được hỗ trợ, tiếp cận với than sạch, giống lúa mới, men vi sinh…

Thông qua các hoạt động hỗ trợ sinh kế, dự án đã giúp người dân, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người nghèo, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn… cải thiện đời sống, nâng cao an sinh xã hội của địa phương cũng như khả năng chống chịu với thiên tai và biến đổi khí hậu.

Đảm bảo tính hiệu quả và bền vững từ dự án, cũng như nhân rộng mô hình do dự án HRCD hỗ trợ

Trong thời gian tới, khi dự án HRCD kết thúc, các địa phương triển khai dự án sẽ vẫn tiếp tục duy trì các kết quả và thành tựu mà dự án đã mang thông qua các hoạt động chính như:

- Tăng cường năng lực và sự tham gia của cộng đồng (tổ dân phố, thôn, phường, xã…) trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Tiếp tục phát triển và đa dạng hóa sinh kế ở các địa phương nhằm hỗ trợ công tác thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với các mức độ dễ bị tổn thương; nhân rộng các mô hình sinh kế và lập kế hoạch phòng chống thiên tai từ cấp hộ gia đình đến cấp xã/phường…

Ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của toàn hệ thống; phát huy vai trò chủ đạo trong quản lý, điều hành của Nhà nước, nâng cao tính năng động, sáng tạo và trách nhiệm của khu vực doanh nghiệp, phát huy cao nhất sự tham gia và giám sát của các đoàn thể chính trị xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng dân cư; phát huy nội lực là chính, tận dụng hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế.

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA

VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các thành phần xã hội về các vấn đề biến đổi khí hậu.

- Xây dựng các phương pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sử dụng thông tin về biến đổi khí hậu cho các thành phần xã hội; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng dân cư và địa bàn trọng điểm.

- Tiếp tục lồng ghép kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu vào trong các chương trình, bậc giáo dục, đào tạo tại các trường học;

- Tăng cường ý thức, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm cộng đồng trong phòng, tránh và khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với khí hậu cho mọi thành viên của cộng đồng; khuyến khích, nhân rộng các điển hình tốt trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Tăng cường hợp tác công tư, gắn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vào cộng đồng.

Nguyễn Tuyết Mai

image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0