|
Thiên Tân - thành phố lớn thứ 3 Trung Quốc |
Thiên Tân nằm ở vị trí Bắc bộ của Đồng Bằng Hoa Bắc phía Đông nhìn ra Bột Hải, phía sau giáp Hoa Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc. Giáp hướng Đông Bắc á, là khu trung tâm của vòng kinh tế quanh vùng vịnh Bột Hải. Trong vòng này gồm 6 tỉnh thành và khu. Dân số trên 200 triệu người.
Thành phố Thiên Tân, Trung Quốc
 |
Thiên Tân - thành phố lớn thứ 3 Trung Quốc |
Thiên Tân nằm ở vị trí Bắc bộ của Đồng Bằng Hoa Bắc phía Đông nhìn ra Bột Hải, phía sau giáp Hoa Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc. Giáp hướng Đông Bắc á, là khu trung tâm của vòng kinh tế quanh vùng vịnh Bột Hải. Trong vòng này gồm 6 tỉnh thành và khu. Dân số trên 200 triệu người.
1. Phân chia về khu vực hành chính:
Thành phố Thiên Tân là một trong ba thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc, cuối năm 2003 dân số là 10.113.000 người, toàn thành phố gồm 13 quận, 5 huyện. Tổng diện tích là 11.300 km2.
2. Vị trí địa lý và điều kiện giao thông:
Thiên Tân là một thành phố cảng quốc tế lớn nhất phía Bắc Trung Quốc. Cảng Thiên Tân có 62 cầu tàu, trong đó có 37 cầu tầu cho trên 1 vạn tấn; đồng thời có cầu conteiner lớn nhất toàn quốc, sản lượng bốc xếp năm 2003 là 162 triệu tấn, nối liền với 170 quốc gia và hơn 300 cảng biển trên thế giới. Cảng Thiên Tân còn là một điểm xung yếu nối liền 2 châu á - Âu.
Thiên Tân là một điểm tụ hội của 3 tuyến đường sắt lớn Kinh Sơn, Tân Phổ, Thông Cổ và là một điểm xuất phát của tuyến đường sắt Tân Kế. Hướng tỏa đi của 4 tuyến đường sắt này xuyên suốt tới vùng Hoa Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc, Hoa Đông và Hoa Nam.
Sân bay Thiên Tân đã mở đường bay với hơn 20 nước và khu vực. Lưu lượng khách cả năm khoảng 2 triệu lượt người, khả năng vận chuyển hàng hóa là 80 ngàn tấn / năm, là trung tâm không vận của khu vực Hoa Bắc.
Đường cao tốc Kinh Tân, sẽ nối liền hai khu kinh tế lớn Bắc Kinh Thiên Tân, hình thành một vị trí trung tâm kinh tế vùng vịnh Bột Hải.
Đường sắt Kinh Cửu và đường cao tốc Kinh Hỗ hiện dang xây dựng bắt buộc phải đi qua Thiên Tân sẽ tạo thuận lợi thêm về giao thông cho vùng này.
3. Ngành Công nghiệp, Tài chính và Thương nghiệp:
Thiên Tân là một căn cứ địa công nghiệp tổng hợp, hiện đã hình thành một hệ thống công nghiệp gồm 36 ngành nghề lớn như: ngành chế tạo ô tô, điện cơ, luyện kim, hóa chất công nghiệp và công nghiệp nhẹ, ngành dệt kim hiện đại và 180 ngành nghề khác.
Toàn thành phố có gần 6000 nhà máy công nghiệp cấp huyện và cấp huyện trở nên, trong đó có gần 500 nhà máy công nghiệp quốc doanh lớn và vừa; có 30 ngàn nhà máy công nghiệp xã huyện; có 6000 nhà máy thuộc kinh tế 3 thành phần. Trong 3 năm gần đây, tổng giá trị sản lượng quốc dân mỗi năm tăng trên dưới 10 %.
Thiên Tân là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất phía Bắc Trung Quốc. Có 8 thị trường giao dịch bán buôn mang tính chất toàn quốc và khu vực gồm những mặt hàng: dầu khí, sắt thép, quặng sắt, dệt kim, ô tô, than, thịt lợn, đường ăn, kim ngạch bán buôn bán lẻ hàng hóa vật tư cả năm là trên 100 tỷ NDT.
Thiên Tân trong lịch sử đã là cái nôi về ngành tài chính của Trung Quốc và trung tâm ngành tài chính của phía Bắc. Hiện nay có 13 cơ cấu tài chính quốc doanh, ngoài ra còn có 8 hãng ngân hàng nước ngoài (gồm nhân hàng STANTARD Anh, ngân hàng quốc dân Pari Pháp, ngân hàng Hội Phong Thượng Hải, Hồng Kông, ngân hàng tín dụng LEON Pháp, ngân hàng Hưng nghiệp Pháp, ngân hàng Đại Thông Mỹ, ngân hàng ngoại hối Hàn Quốc và chi nhánh ngân hàng Hoa Kiều Singapore).
4. Đối ngoại:
Theo quy mô đầu tư lớn nhỏ trong 77 hãng của các quốc gia và khu vực được sắp xếp như sau: Hồng Kông, Mỹ, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Singapore.
Các doanh nghiệp Singapore đầu tư vào Thiên Tân có 148 công ty với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 180 triệu USD và vốn trong nước khoảng 120 triệu USD. Trong đó có khá nhiều hạng mục được đầu tư theo quy mô lớn. Từ năm ngoái đến nay, số vốn đầu tư được tăng trưởng khá nhanh.
Các hãng đầu tư nước ngoài vào Thiên Tân gồm: hãng ôtô Dole Mỹ, máy điện báo điện thoại, máy tính điện tử AST Mỹ, hãng linh kiện STANTARD, linh kiện thông thường KARFE Mỹ, hãng NEC, TOYOTA, YAMARHA Nhật, hãng HANCAR Đức, hãng CHARMIS Italia, hãng Tam Tinh hiện đại Hàn Quốc, hãng chính của Thái Lan.