Sở Ngoại vụ Hải Phòng: Lịch sử hình thành và phát triển
Là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đông của đất nước, Hải Phòng đãtrải qua nhiều thăng trầm của lịch sử. Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Hải Phòng trở thành nơi tập kết của quân đội viễn chinh Pháp. Khi đó, Hải Phòng có trên hàng vạn người nước ngoài với đa dạng quốc tịch sinh sống và có nhiều cơ quan nước ngoài trên địa bàn thành phố như: Cơ quan lãnh sự của Pháp, Anh, Ấn Độ, Mỹ, Bỉ, Thụy Sỹ; Tổ quốc tế về thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ; phái đoàn đại diện toàn quyền Pháp. Chính vì thế, công tác đối ngoại được thành phố quan tâm, ngay sau đó, Phòng Ngoại vụ được thành lập vào ngày 25/3/1955(tiền thân của Sở Ngoại vụ ngày nay), chuẩn bị cho việc tiếp quản thành phố.

Ảnh 1. Toàn cảnh thành phố Hải Phòng xưa (Nguồn: internet)
Từ năm 1959, hoạt động đối ngoại có những bước thay đổi lớn. Giai đoạn này, công tác đối ngoạitập trung vào việc quản lý ngoại kiều với nhiều quốc tịch từ Trung Quốc, Ấn Độ, Liên Xô, Nhật Bản, Đức, Nam Tư, An-gie-ri, Áo, Tây Ban Nha…; chống âm mưu phá hoại của kẻ địch; quản lý việc xuất nhập cảnh qua cảng; đón tiếp và làm việc với các đoàn khách nước ngoài; quản lý giúp đỡ Việt kiều về thăm đất nước(mỗi năm hàng trăm người); hỗ trợ các chuyên gia, cơ quan của nước ngoài tại Hải Phòng như Tổng lãnh sứ quán Trung Quốc, Tổng Lãnh sự quán Liên Xô, Cơ quan đại diện hàng hải của Ba Lan, CHDC Đức, Liên Xô…

Ảnh2. Bác Hồ đón Việt kiều trở về ngày 10/01/1960 tại Cảng Hải Phòng
(Nguồn: tuoitre.vn)
Thời kỳ chiến tranh phá hoại ác liệt của Mỹ diễn ra trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1975, thành phố hỗ trợ sơ tán chuyên gia nước ngoài đến nơi an toàn, tiếp nhận viện trợ nhân dân từ các nước như Tiệp Khắc, Đức, Ý…Giai đoạn này, nhiều công trình lớn đã được xây dựng, là biểu tượng thể hiện mối quan hệ hữu nghị sâu sắc giữa thành phố với các quốc gia trên thế giới như Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Tiệp, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp; Bệnh viện Nhi Đức...
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975, thành phố Hải Phòng cùng các tỉnh, thành phố trong cả nước bắt tay vào công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước. Ngày 19/3/1983, Phòng Ngoại vụ được chuyển thành Ban Ngoại vụ, , gồm 03 tiểu ban: Lễ tân, Hành chính - Quản trị và Lãnh sự với nguồn nhân lực khoảng 5-7 cán bộ. Giai đoạn đến năm 1986, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội của thành phố còn hết sức khó khăn, công tác đối ngoại vẫn tiếp tục được đẩy mạnh, phát triển các quan hệ hữu nghị với các địa phương như Vladivostok (Liên Xô), Kampong Som (hay còn gọi là Sihanoukville của Campuchia), Bắc Morava (Tiệp Khắc).
Năm 1986 đánh dấu bước ngoặt có tính lịch sử về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng ta, trong đó có nhiều điểm đổi mới về tư duy đối ngoại rộng mở theo phương châm “thêm bạn, bớt thù”, đẩy mạnh đối ngoại kinh tế, đối ngoại chính trị. Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, trong giai đoạn 1986 - 2004, công tác đối ngoại của thành phố tập trung thu hút các nguồn ngoại lực (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức, viện trợ phi chính phủ nước ngoài) và mở rộng hợp tác kinh tế và tiếp tục phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương của các quốc gia trên thế giới..
Đứng trước yêu cầu của xu thế toàn cầu hóa, ngày 26/11/2004, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định thành lậpSở Ngoại vụ Hải Phòng. Kể từ đây, công tác đối ngoại ngày càng được triển khai toàn diện trên các lĩnh vực, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập quốc tế của thành phố.

Ảnh 3.Hải Phòng ngày nay (Nguồn:Cổng thông tin điện tử Hải Phòng)
Quan hệ hợp tác, hữu nghị với địa phương các nước, các tổ chức quốc tế tiếp tục được mở rộng và phát triển. Đến nay, thành phố đã thiết lập quan hệ hợp tác và kết nghĩa với 23 địa phương các nước, có quan hệ đối tác thương mại với trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, có nhiều đối tác trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại tự do như: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc và ASEAN…
Các hoạt động hợp tác với các mạng lưới đa phương như Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố châu Á - Thái Bình Dương (TPO), Hiệp hội các vịnh đẹp nhất thế giới (MBBW), Mạng lưới khu vực các chính quyền địa phương quản lý dân cư (City-Net)…được thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển, là kênh kết nối, tiếp cận, xúc tiến với các đối tác trên các lĩnh vực.

Ảnh 4. Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Khu công nghiệp DEEP C và thành phố Kitakyushu (Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố)
Kết quả của ngoại giao kinh tế là thu hút một lượng lớn vốn FDI, ODA góp phần vào xây dựng và phát triển thành phố một cách bền vững. Nhiều tập đoàn lớn, đa quốc gia từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Singapore…đã đầu tư các dự án với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tạo sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường xuất khẩu. Phải kể đến một số nhà đầu tư lớn như LG Electronics, LG Display, LG Innotek, Bridgestone, Regina Miracle International, Nipro Pharma, Kyocera Mita,…. Bên cạnh đó, nguồn vốn ODA từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các thiết chế tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Ágiúp thành phố cải thiện hạ tầng giao thông, môi trường, quản lý và xử lý rác thải, nước sạch.

Ảnh 5. Khu Công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền trong số 12 Khu công nghiệp của thành phố (Nguồn: internet)
Với quan hệ hợp tác với gần 100 tổ chức phi chính phủ nước ngoài, hoạt động thu hút nguồn lực từ nguồn PCPNNđạt giá trị trung bình trên 4 triệu đô la Mỹ/năm với nhiều dự án viện trợ cácchương trình an sinh - xã hội, chống biến đổi khí hậu,…góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Ảnh 6. Gặp mặt kiều bào và thân nhân được tổ chức thường niên
(Nguồn: internet)
Công tác NVNONN được quan tâm triển khai hiệu quả, góp phần quy tụ, phát huy sức mạnh cộng đồng 47.093 người Hải Phòng tại 56 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, thúc đẩy khối đại đoàn kết dân tộc.Công tác bảo hộ công dân luôn được thực hiện tốt, góp phần tạo dựng lòng tin của kiều bào với thành phố. Vai trò của người Hải Phòng ở nước ngoài ngày càng được nâng cao, vốn đầu tư và kiều hối chuyển về nước tăng đều qua các năm, đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế xã hội thành phố.

Ảnh 7. Vịnh Lan Hạ trở thành vịnh đẹp nhất thế giới vào năm 2020
(Nguồn: Internet)
Công tác ngoại giao văn hóa có nhiều ý tưởng sáng tạo, đổi mới. Tiêu biểu là việc kết nối mở thành công đường bay Côn Minh (Trung Quốc) - Hải Phòng; đưa vịnh Lan Hạ trở thành vịnh đẹp nhất thế giới và là thành viên của Hiệp hội các vịnh đẹp nhất thế giới; phối hợp cùng tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đưa vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà trở thành di sản thiên nhiên thế giới.
Xác định thông tin đối ngoại là cầu nối giữa thành phố với quốc tế, cung cấp đầy đủ, kịp thời, toàn diện và đa dạng ngôn ngữ các thông tin mà các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế, kiều bào Hải Phòng ở nước ngoài quan tâm trên các Bản tin đối ngoại bằng tiếng Việt và tiếng Anh, Trang thông tin Sở Ngoại vụ, Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ (haiphongnews.gov.vn).
Lực lượng cán bộ đối ngoại đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công quá trình hội nhập quốc tế của thành phố. Vì thế, công tác tập huấn, đào tạo về nghiệp vụ đối ngoại, ngoại ngữ luôn được tổ chức thường xuyên, liên tục giúp nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức. Để từ đó, mỗi cán bộ có thể chủ động tham mưu và triển khai hiệu quảcông tác đối ngoại của từng đơn vị, địa phương.
Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường; có nhiều cơ hội thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen. Trong giai đoạn tới, công tác đối ngoại tiếp tục đượcthực hiệnnhất quántheo đường lốiđộc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi; phát huy tinh thần chủ động hội nhập, đưa các mối quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững. Thành phố định hướng mở rộng những cơ hội hợp tác mới dựa trên 3 trụ cột thế mạnh của thành phố gồm Công nghiệp công nghệ cao; Cảng biển và logistics; Du lịch - thương mại; gắn kết chặt chẽ công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, trong đó lấy ngoại giao kinh tế làm trung tâm. Công tác đối ngoại hứa hẹn sẽ tạo dựng được những tầm cao mới, đóng góp to lớn cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động, nỗ lực hội nhập quốc tế toàn diện của thành phố./.
Thùy Liên