Một khu phố ở thủ đô Ottawa
Cộng đồng người Việt ở CA-NA-ĐA
Cộng đồng người Việt ở Ca-na-đa có khoảng 220 nghìn người. Vào cuối những năm 1950, kế hoạch Cô-lôm-bô của Ca-na-đa bắt đầu đưa sinh viên Việt Nam sang học ở Ca-na-đa vài trăm người mỗi năm.
Cộng đồng người Việt ở Ca-na-đa có khoảng 220 nghìn người. Vào cuối những năm 1950, kế hoạch Cô-lôm-bô của Ca-na-đa bắt đầu đưa sinh viên Việt Nam sang học ở Ca-na-đa vài trăm người mỗi năm. Đến đầu những năm 70 thì kế hoạch này chấm dứt. Phần lớn những sinh viên tập trung ở tỉnh Kê-Bếch nói tiếng Pháp. Học xong nhiều người ở lại để học lên cao hoăc làm ăn sinh sống. Sinh viên Việt Nam ở Kê-bếch, Mông-rê-an, Tô-rôn-tô.
Năm 1975 và sau năm 1979 có nhiều người Việt Nam sang Ca-na-đa. Từ 1971 đến 1981 đã có 80 nghìn người Đông Dương trong đó phần lớn là người Việt Nam sang Ca-na-đa. Sau đó hàng năm có từ 4 đến 8 nghìn người đến Ca-na-đa theo diện đoàn tụ gia đình hoặc đến từ Thái lan, Hồng Công, Ma-lai-xi-a.
Người Việt đến tỉnh Ô-xta-ni-ô trù phú, tỉnh B.Co-lôm-bi-a khí hậu dễ chịu, các tỉnh miền Tây dễ tìm việc làm. Có khoảng hơn 30% ở Ôn-ta-ri-ô, gần 30% ở Kê-bếch, ở An-béc-ta độ hơn 15%, ở B.Cô-lôm-bi-a hơn 12% ở hai thành phố lớn Mông-rê-an và Tô-rôn-tô, người Việt Nam làm nghề bác sĩ, luật sư, người lao động có tay nghề chiếm 30%, 30% làm nội trợ hay thất nghiệp, 20% là sinh viên, học sinh.
Ở Mông-rê-an nhiều người Việt hành nghề bác sĩ, dược sĩ, điện toán.
Nhiều người Việt sang sau năm 1975 và 1979 làm nghề may ở các xí nghiệp hay nhận hàng về nhà may, làm việc trong các cửa hàng ăn.
Ở Ca-na-đa có khoảng 20 nghìn người có trình độ khoa học công nghệ trên các lĩnh vực tin học, điện tử ngân hàng, cơ khí, công nghệ sinh học, quản lý. Có hơn 50 người đạt học vị, học hàm cao, đang giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học nổi tiếng. 18 giáo sư đang giảng dạy, nghiên cứu ở Đại học La-van sẵn sàng về nước dịp hè đi giảng bài, trao đổi chuyên môn hay gửi sách về nước, đón tiếp các đồng nghiệp sang nghiên cứu ở Ca-na-da sẵn sàng hợp tác để xứ lý các bệnh vàng lá cam, quýt. Nhiều người muốn hợp tác, đào tạo sinh viên sau Đại học và các môn dinh dưỡng học, khoa học thực tiễn. Đại học La-van có nhiều giáo sư người Việt giỏi về tài chính, điện, tin học, hoá học, sinh vật, chế tạo máy. Giáo sư Nguyễn Ngọc Đinh, Trưởng khoa Đào tạo sau Đại học La-van, Giáo sư Trần Tam Tỉnh đang tranh thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ tiến hành các dự án giúp ta xoá nghèo ở Việt Nam đạt kết quả ban đầu.
Trong vài năm gần đây, nhiều người Việt ở Ca-na-da đã về nước đầu tư vào một số ngành công nghiệp nhẹ phần lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.
Hàng năm kiều bào còn tham gia vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện và vận động các tổ chức phi chính phủ ở Ca-na-đa giúp đỡ nhân dân ta trên các lĩnh vực y tế, xã hội đạt hiệu quả thiết thực.
Trí thức người Việt ở Ca-na-đa về tham gia hoạt động khoa học ở trong nước có Giáo sư đại học Phạm Gia Thụ, tiến sĩ Lê Quốc Sinh, các ông bà Nguyễn Ngọc Hiệp, Lưu Đình Nguyệt (Công ty Ca-na-si-a) đã góp ý kiến với trong nước về vấn đề công nghiệp hoá ở Việt Nam. Giáo sư Vĩnh Sính (Đại học An-béc-ta đã viết nhiều bài gửi về trong nước về kinh nghiệm của Nhật Bản trong công cuộc cải cách kinh tế).
Người Việt ở Ca-na-đa có mối quan hệ chặt hơn với người Việt ở Mỹ vì cùng ở Bắc Mỹ gần gũi về địa lý, tập quán. Do đó có một số hoạt động chung của người Việt ở Ca-na-đa và ở Mỹ trên các lĩnh vực âm nhạc, báo chí, xuất bản.