Hướng dẫn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận Quốc tịch Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Thời gian qua, khá nhiều người Hải Phòng địch cư ở nước ngoài đã về thăm quê hương và tìm hiểu tình hình hoạt động đầu tư tại thành phố. Một số dự án đầu tư đã được triển khai và bước đầu mang lại kết quả tích cực.

Hướng dẫn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận Quốc tịch Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài 

 
Thời gian qua, khá nhiều người Hải Phòng địch cư ở nước ngoài đã về thăm quê hương và tìm hiểu tình hình hoạt động đầu tư tại thành phố. Một số dự án đầu tư đã được triển khai và bước đầu mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên một trong những vấn đề nổi bật được bà con quan tâm là những thủ tục pháp lý có liên quan đến các hoạt động như xin giấy xác nhận quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, thủ tục đổi bằng lái xe, mua nhà đất, cư trú Để tạo điều kiện thuận lợi cho Việt kiều khi làm thủ tục, Sở Ngoại vụ Hải Phòng xin cung cấp một số thông tin cần thiết cho bà con người Việt Nam ở nước ngoài về trình tự, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quốc tịch Việt Nam, cụ thể như sau: 
 
     1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt nam:

Căn cứ Điều 17, Mục 3 Nghị định Số 104 /1998/NĐ -CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam số 07/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Người có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam phải làm 02 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm:

- Đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định (có tại Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài hoặc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi đương sự đang cư trú), trong đơn phải ghi rõ mục đích xin cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.

- Đơn xin cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam (có bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng). Khi nộp đơn, đương sự phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để kiểm tra.

Trong trường hợp không có giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, thì kèm theo đơn xin cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam phải nộp bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ sau đây để chứng minh quốc tịch Việt Nam:

a.    Giấy tờ chứng minh đương sự được nhập quốc tịch Việt Nam;

b.    Giấy tờ chứng minh đương sự được trở lại quốc tịch Việt Nam;

c.     Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài;

d.     Giấy xác nhận đăng ký công dân do Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam cấp;

e.      Sổ hộ khẩu;

f.      Thẻ cử tri mới nhất;

g.      Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; của cha hoặc mẹ;

h.      Giấy khai sinh;

i.      Giấy tờ, tài liệu chứng minh đương sự là người có quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

 Trong trường hợp không có một trong các giấy tờ quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm i khoản này, thì nộp bản khai danh dự về ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, nơi cư trú của bản thân; họ tên, tuổi, quốc tịch, nơi cư trú của cha mẹ và nguồn gốc gia đình. Bản khai này phải được ít nhất 02 người biết rõ sự việc đó làm chứng và được ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự sinh ra, xác nhận.

2. Việc nộp hồ sơ, lệ phí và trình tự giải quyết:

2.1. Nộp Hồ sơ:

Căn cứ Điều 6, Mục 1 của Nghị định quy định nơi nộp hồ sơ, người xin cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú; nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam theo phạm vi địa bàn mà cơ quan đó phụ trách.

2.2. Lệ phí:

Căn cứ Điều 6, Mục 2 khi nộp hồ sơ xin giải quyết các việc về quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này, đương sự  phải nộp lệ phí. Mức thu và quản lý, sử dụng lệ phí do Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thống nhất quy định.

Người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc có lợi cho sự  phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì được miễn lệ phí.

2.3.Trình tự giải quyết hồ sơ:

Căn cứ Điều 18, Mục 3 của Nghị định này quy định trình tự giải quyết tại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố.

-    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí, Sở Tư pháp phải thẩm tra hồ sơ. Nếu xét thấy hồ sơ đã hoàn tất, lời khai, chứng nhận, giấy tờ của đương sự là đúng sự thật, đương sự là người chưa bị mất quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp có văn bản trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.

-    Ngay sau ngày Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp phải trao hoặc gửi giấy chứng nhận cho đương sự.

-    Trong trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận đương sự không được cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho đương sự biết; nếu đương sự không nhất trí với kết luận đó, thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Đối với các trường hợp đặc biệt, các cá nhân cần được hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn nữa, có thể trực tiếp liên hệ:                                    

Phòng Lãnh sự - Việt kiều, Sở Ngoại vụ

Địa chỉ: 15 Trần Quang Khải, Hải Phòng

Điện thoại: (031) 3.842.642                    Fax: (031)  3.745 347./.

Phòng Lãnh sự Việt kiều
 

image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0