ORBIS VIỆT NAM
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ORBIS VIỆT NAM
Lịch sử
ORBIS bắt đầu hoạt động ở Việt Nam từ năm 1996 thông qua các đợt tập huấn của các chuyên gia nhãn khoa quốc tế tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Ở thời điểm này, ORBIS Quốc tế làm việc trực tiếp với Bệnh viện Mắt Trung ương.
Năm 2000 Việt Nam là một trong năm nước được nhận chương trình hỗ trợ toàn diện và lâu dài của ORBIS Quốc tế. Theo đó, ngoài các đợt tập huấn tại Việt Nam của các chuyên gia quốc tế và hỗ trợ cán bộ Việt Nam học tập ở nước ngoài, các dự án về chăm sóc mắt toàn diện được xây dựng và triển khai:
Năm 2000: Dự án thí điểm Chăm sóc mắt toàn diện tỉnh Phú Thọ;
Năm 2001: Dự án Kiểm soát Bệnh võng mạc gây mù ở trẻ đẻ non;
Năm 2003: Dự án Nâng cao năng lực Bệnh viện Mắt Trung ương thành cơ quan đầu ngành cả nước về chăm sóc nhãn khoa;
Năm 2004: Dự án Xây dựng Ngân hàng Mắt và Chương trình chăm sóc giác mạc;
Dự án Chăm sóc Mắt Nông thôn tỉnh Hà Tây
Dự án Chăm sóc Mắt Nông thôn tỉnh Hà Nam
Năm 2006: Dự án Xây dựng Mạng lướI Chăm sóc Mắt Trẻ em các tỉnh thành phía Nam
Dự án Xây dựng Mạng lướI Chăm sóc Mắt Trẻ em các tỉnh miền Bắc
Dự án Nâng cao Năng lực Bệnh viện Mắt Đà Nẵng
Dự án Nâng cao Chất lượng Chăm sóc Mắt tỉnh Phú Thọ
Mục đích và chiến lược hợp tác của ORBIS tại Việt Nam
Mục đích lâu dài của các chương trình hỗ trợ của ORBIS tại Việt Nam là nhằm giúp giảm bớt tình trạng mù loà, nâng cao năng lực các cơ sở chăm sóc mắt và tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Chiến lược hỗ trợ và hợp tác của ORBIS tại Việt Nam phù hợp với Sáng kiến toàn cầu về phòng chống mù loà của Tổ chức Y tế Thế giới (chú trọng kiểm soát bệnh tật, phát triển nguồn nhân lực và phát triển về cơ sở hạ tầng/công nghệ), phù hợp với chiến lược phòng chống mù loà quốc gia và Bệnh viện Mắt Trung ương.
ORBIS chú trọng những hỗ trợ mang tính chất toàn diện và bền vững, bao gồm:
> Cải thiện chất lượng dịch vụ nhãn khoa
> Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ nhãn khoa
> Nâng cao nhận thức cộng đồng, giáo dục y tế và các dịch vụ chăm sóc mắt ban đầu
> Hỗ trợ cơ sở hạ tầng các dịch vụ nhãn khoa
> Hỗ trợ cải cách chính sách phù hợp
Hỗ trợ về nhãn khoa của ORBIS được thực hiện tại cả bốn cấp độ y tế của Việt Nam:
Cấp trung ương: Nâng cao năng lực đào tạo và quản lý nhãn khoa, năng lực khám, chữa bệnh của Bệnh viện Mắt Trung ương để người dân Việt Nam có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc nhãn khoa tiên tiến như ở các nước phát triển và phối hợp với các bộ, ngành thực hiện các nghiên cứu quốc gia nhằm tăng cường chất lượng các dịch vụ chăm sóc mắt;
Cấp tỉnh: Nâng cao năng lực khám và điều trị các bệnh về mắt cho các bệnh viện tỉnh để ngườI dân có thể tiếp cận các dịch vụ nhãn khoa ngay tại tỉnh mà không cần phải lên tuyến trên, và xây dựng các trung tâm tập huấn nhãn khoa cấp tỉnh;
Cấp huyện: Xây dựng các bệnh viện huyện thành trung tâm y tế cộng đồng thực hiện công tác dự phòng mù loà, khám và điều trị các bệnh mắt thông thường;
Cấp thôn bản: Nâng cao năng lực tư vấn chăm sóc mắt, phòng chống mù loà và chuyển tuyến bệnh nhân của cán bộ y tế thôn bản để tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ nhãn khoa cho người dân.
Trong giai đoạn tới, từ 2006-2010, ORBIS vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động hỗ trợ thông qua các dự án chăm sóc mắt dài hạn, toàn diện và bền vững tại các tỉnh. ORBIS sẽ chú trọng phát triển các trung tâm vệ tinh tại ba miền: Bắc, Trung, Nam về chăm sóc và đào tạo kỹ thuật nhãn khoa để xây dựng các dịch vụ nhãn khoa có chất lượng, bền vững, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người dân, và phù hợp với điều kiện tài chính của người dân.
II. THÀNH TỰU HỢP TÁC CỦA ORBIS TẠI VIỆT NAM, 2000 2005
ORBIS đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp dự phòng và điều trị mù loà ở Việt Nam. Kể từ khi triển khai chương trình hỗ trợ toàn diện và dài hạn tháng 3/2000, ORBIS Việt Nam đã đạt được những thành tựu sau:
1. Nâng cao năng lực điều trị cho đội ngũ bác sĩ từ cấp trung ương tới cấp huyện
Cấp Trung ương:
Hàng trăm bác sĩ nhãn khoa của Bệnh viện Mắt Trung ương đã được tập huấn nâng cao về các kỹ thuật khám và điều trị các bệnh về giác mạc, chấn thương chỉnh hình mắt, nhãn nhi, võng mạc,trong các đợt tập huấn tại Bệnh viện của các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu thế giới của ORBIS. Ngoài ra đã có 20 bác sĩ của Bệnh viện Mắt TƯ được hỗ trợ học tập trong các chương trình đào tạo từ 2 tháng tới 2 năm tại các bệnh viện quốc tế.
Một phòng hội chẩn bệnh qua mạng Internet được xây dựng để các bác sĩ nhãn khoa Việt Nam tham gia trao đổi kinh nghiệm và hội chẩn các ca bệnh khó với các đồng nghiệp nước ngoài. Thông qua mạng này, các bác sĩ nhãn khoa của Bệnh viện Mắt Trung ương đã thực hiện hơn 200 ca hộI chẩn vớI các chuyên gia quốc tế.
Gần chục bác sĩ gây mê và bác sĩ sơ sinh của Bệnh viện Nhi Trung ương của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng được tập huấn trong các chương trình tập huấn tại Bệnh viện của chuyên gia ORBIS và chương trình học tập tại nước ngoài.
Cấp tỉnh:
Một phòng thực nghiệm với máy móc phẫu thuật hiện đại giúp các bác sĩ nhãn khoa từ khắp đất nước tới thực tập phẫu thuật trong các chương trình đào tạo của Bệnh viện Mắt Trung ương.
ORBIS đã hỗ trợ xây dựng một đội ngũ phẫu thuật viên nhãn khoa lớn mạnh ở tỉnh Phú Thọ. Trước khi có dự án toàn tỉnh Phú Thọ mới chỉ có một bác sĩ nhãn khoa có khả năng mổ thay thể thuỷ tinh ngoài bao. Nhưng đến hôm nay Phú Thọ đã có 14 phẫu thuật viên đươc tập huấn, trong đó 8 phẫu thuật viên có khả năng mổ độc lập. Những phẫu thuật viên này được chia thành 5 kíp mổ thực hiện các hoạt động phẫu thuật tại hai bệnh viện tỉnh, một trung tâm phòng chống các bệnh xã hội và các nhóm phẫu thuật lưu động tại các địa bàn huyện. Ngoài ra Phú Thọ cũng được hỗ trợ tập huấn kỹ năng khám và điều trị lác để đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của người dân trong tỉnh.
Tương tự như Phú Thọ, Hà Tây và Hà Nam cũng nhận được các hỗ trợ đào tạo cán bộ như vậy. Tuy mới triển khai được một năm nhưng hai tỉnh này đã tập huấn được gần chục bác sĩ về kỹ năng phẫu thuật thay thể thuỷ tinh và khám và điều trị lác.
Cấp huyện:
Cán bộ chăm sóc mắt tại các trung tâm y tế huyện được tập huấn các kỹ năng tổ chức các chương trình chăm sóc mắt tại cộng đồng, phẫu thuật mộng/quặm, chăm sóc bệnh nhân sau mổ, và tập huấn cán bộ y tế cộng đồng về tư vấn và chuyển tuyến bệnh nhân.
Riêng tại Phú Thọ đã có hơn 2.000 cán bộ chăm sóc mắt cấp huyện được tập huấn từ năm 2000 đến 2005.
2. Tăng cường mạng lưới chăm sóc mắt ban đầu dự phòng mù lòa
Nhằm giảm thiểu tình trạng mù loà, ORBIS chú trọng nhiều vào công tác tăng cường năng lực cho cán bộ chăm sóc mắt cộng đồng của các tỉnh có dự án để tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về các phương pháp phòng tránh các bệnh về mắt, các bệnh gây mù, tư vấn và chuyển tuyến bệnh nhân để có dịch vụ phù hợp và hiệu quả. Tới nay đã có hơn 8.000 cán bộ y tế của Phú Thọ, Hà Tây và Hà Nam được tập huấn về kỹ năng này.
3. Nâng cao năng lực tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc mắt tại bệnh viện và tại cộng đồng
Các cán bộ tham gia vào các dự án do ORBIS hỗ trợ được tập huấn các kỹ năng cần thiết về xây dựng, quản lý, theo dõi và đánh giá các hoạt động chăm sóc mắt tại bệnh viện và tại cộng đồng; kỹ năng xây dựng và triển khai các hoạt động tuyên truyền vận động sự tham gia của các ban ngành vào công tác chăm sóc mắt và nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ thị lực và phòng chống mù loà.
4. Hỗ trợ các trang thiết bị y tế hiện đại và thiết yếu
Bệnh viện Mắt Trung ương, các bệnh viện trong mạng lưới khám và điều trị bệnh võng mạc gây mù ở trẻ đẻ non (Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Saint Paul; Bệnh viện Mắt Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Từ Dũ), các bệnh viện tỉnh, khoa mắt và các trung tâm y tế huyện của ba tỉnh Phú Thọ, Hà Tây và Hà Nam đã được trang bị nhiều máy móc và thiết bị nhãn khoa hiện đại. Sự hỗ trợ này góp phần lớn vào nâng cao năng lực điều trị cho các cơ sở trong điều kiện ngân sách nhà nước dành cho mua sắm trang thiết bị y tế của chúng ta còn hạn hẹp. Những thiết bị này được hỗ trợ dựa trên nhu cầu của đơn vị sử dụng. Ngoài ra ORBIS còn cung cấp tư vấn kỹ thuật để sử dụng hiệu quả, quản lý tốt, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị kịp thời. Chính vì vậy các thiết bị đều đã và đang được sử dụng hữu ích và hiệu quả.
5. Phẫu thuật giải phóng và dự phòng mù loà cho nhân dân
Các dự án do ORBIS tài trợ tại Việt Nam đã xây dựng được các dịch vụ thường xuyên khám, điều trị và phẫu thuật nhãn khoa có chất lượng tại tuyến tỉnh và các chiến dịch khám, và phẫu thuật đục thể thuỷ tinh và mộng quặm hàng tháng tại tuyến huyện.
6. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc mắt và phòng chống mù loà
Theo khảo sát của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2000, Việt Nam còn khoảng 1 triệu người mù, trong đó hơn 75% trường hợp có thể phòng tránh được. ORBIS nhận thấy việc nâng cao nhận thức của người dân về cách chăm sóc mắt và tiếp cận các dịch vụ điều trị kịp thời sẽ giúp rất nhiều người tránh được nguy cơ mù loà, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy tất cả các dự án do ORBIS tài trợ đều dành một phần ngân sách đáng kể để tiến hành các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng.
Tóm tắt kết quả đạt được 2000 2005:
|
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
Tổng |
Số dự án được triển khai |
1 |
2 |
2 |
3 |
6 |
5 |
|
Số lượt chuyên gia sang tập huấn |
3 |
5 |
4 |
11 |
11 |
4 |
|
Số Bs được đào tạo trong nước |
0 |
13 |
70 |
243 |
472 |
543 |
1.341 |
Số Bs được đào tạo ở nước ngoài |
2 |
|
2 |
9 |
6 |
2 |
21 |
Số y tá, cán bộ y tế được đào tạo |
31 |
205 |
513 |
940 |
2,510 |
3,936 |
8,135 |
Số ca khám mắt |
0 |
36.845 |
34.626 |
65.819 |
169.091 |
435.129 |
741.510 |
Số ca điều trị các bệnh về mắt |
0 |
0 |
2.984 |
4.398 |
24.379 |
155.627 |
187.388 |
Số ca phẫu thuật mắt |
0 |
731 |
642 |
4,112 |
4,047 |
10,280 |
19.812 |
Số ca phẫu thuật được tài trợ |
1.750 |
|
|
|
1.800 |
1,550 |
5,100 |